• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

BÁO ĐỘNG BẰNG CẢM ỨNG SỜ TAY

Dựa theo nguyên tắc cảm ứng điện dung để thiết kế mạch báo động.
Khi người ta đứng lên trên một vật nào đó nó sẽ có điện dung thay đổi so với đất.
Đầu cảm ứng có thể là hai lá kim loại đặt cách nhau. Khi có sự tác động nào đó làm khoảng cách giữa hai tấm kim loại thay đổi, làm tăng giảm điện dung.
Đầu cảm ứng điện dung không trình bày kỹ trong bài viết này. Ở đây chủ yếu nêu mạch nguyên lý hoạt động khi điện dung đầu vào thay đổi trị số rất nhỏ, đầu ra cũng có một điện áp điều khiển.


Như hình vẽ là sơ đồ nguyên lý mạch có đầu vào cảm ứng điện dung Cp. Tranzito T1 và T2 đóng vai trò mạch dao động.
Mạch dao động có cuộn dây L1 và L2 độ cảm ứng 25 mH. Như vậy tần số dao động của mạch khoảng 95 kHz. Tần số này cộng hưởng với sự thay đổi trị số điện dung đầu vào Cp. Nếu Cp thay đổi 10 pF, thì tranzito T1 (OC1044) cùng đã dao động tần số 4,2 kHz,
L1, L3 có thể dùng cuộn dao động dòng của máy thu hình (khoảng 2000 vòng). Khi đó cuộn L2, L4 khoảng 100 vòng.
Khi hai tần số dao động sai lệch nhau sẽ tạo ra tín hiệu sai lệch khoảng 200 Hz, nó được tách sóng đưa sang tầng sau. Tầng tiếp theo ở đây bạn có thể lấy các mạch trigơ smit ở phần trên nối vào thiết bị đầu vào, nó như một mạch tạo tín hiệu cho hệ thống báo động làm việc.
Mạch này có thể làm mạch cảm ứng mờ van vòi nước rửa tay. Khi đưa tay vào, van nước làm việc, lúc rút tay ra khỏi bồn rửa, van tự đóng nước lại.