• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

CÒI HÚ

Mạch tạo ra tiếng còi hú như hình vẽ được dùng cho xe cứu thương, chữa cháy hay xe cảnh sát...

+ Mạch điện gồm 3 tranzito T1, T2, T3, lập thành tổ hợp dao động đa hài ở trạng thái không bền.
Hai tranzito T1 và T2 tạo dao động 700 Hz, T1, T3 tạo dao động 500 Hz, T2, T3 tạo dao động 1,5 Hz. Tín hiệu xung vuông được lấy ra trên colectơ T1 qua tụ C7 để đưa đến tầng khuếch đại công suất âm tần. Tín hiệu cho ra lần lượt ở 2 tần số 700 Hz và 500 Hz với thời gian lặp lại khoảng 1,5 lần trong một giây.
Tùy theo cách sử dụng còi hú ờ nơi nào mà dùng tăng âm lớn nhỏ. Thông thường dùng tăng âm từ 3 đến 5 w. hay từ 5 đến 10 w.
Nguồn điện có thể dùng từ 6 đến 9 V, với các tranzito cùng loại : P-N-P (2N1132) hoặc N-P-N (2N2222), nhưng phải đối đầu cực nguồn và tụ hóa.
Tụ C1, C2 : 0,03 μF mắc giữa 2 tranzito. T1, T2 để cho mạch dao động đa hài ở tần số 700 Hz.
Tụ C3, C4 : 0,04 μF mắc giữa 2 tranzito T1, T3 để tần số 500 Hz.
Tụ C5, C6 : 1000 μF mắc giữa 2 tranzito T2, T3 để cho ra tân số 1,5 Hz.
Chú ý khi lắp mạch, nên lắp dầu cực tụ C5 theo dùng sơ đồ.

+ Mạch còi hú như hình sau có tần sỏ và biên độ thay đổi.
Tụ C2 phản hồi dương để duy trì tạo dao động giữa T1, T2. Tụ C1 nạp, xa để tạo ra sự tăng giảm tần số và biên độ.
Khi ấn nút P, tụ C1 (50 μF) được nạp qua điện trở R1 (22 kΩ). Điện áp tăng từ từ trên tụ C1 làm tranzito dẫn điện đến bão hòa. Khi T1 (3020) dẫn điện sẽ làm tranzito T2 (SK3009) dẫn điện, một phần điện áp lấy trên loa được đưa về bazơ T1 qua tụ C1 để duy trì dao động.
Khi nhả nút ấn P, tụ C1 xã điện qua điện trở R2 (56 kΩ) và tiếp giáp B-E của tranzito T1 mất một cách từ từ, dao động giảm dần rồi tắt.
Như vậy, khi ấn nút P, tiếng còi phát ra từ nhỏ đến to, tương ứng với âm sắc từ trầm đèn bổng; khi nhả nút ra, tiếng còi giám nhó dần từ bổng xuống trầm.