• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

ĐÈN XE OTO NHẤP NHÁY

Ở đèn sau oto hoặc đèn đặt tại các trục giao thông thường chớp chớp, dạng nhấp nháy, là do dùng mạch điện tử thay cơ cấu điện cơ để điều khiển đèn.
Kiểu đèn này cũng có thể trang trí ờ các nơi vũ hội, hay ngày lễ tết, gắn bằng các màu khác nhau cho đẹp mắt.
Xem sơ đồ nguyên lý mạch đèn chớp :

Mạch điện gồm tầng dao động đa hài bằng hai tranzito T1 va T2 (2N218). Các đèn T3 (2N270) và T4 (2N441) làm nhiệm vụ khuếch đại theo kiểu đóng, mở khóa điện tử, do dao động đa hài điều khiển.
Khi tranzito T4 (2N441) dẫn điện, làm sáng đèn Đ và khi ngừng dẫn thì đèn Đ tắt. Như vậy là đèn Đ sáng hoặc tát theo nhịp cua tần số dao động đa hài.
Thông thường, khi chưa có tải (Đ), mạch đa hài dao động ở tần số khoảng 6-7 lần trong một phút. Khi có đèn (là tải) Đ thì tần số tăng lên 60 lần/phút, vì nội trở của đèn đã ảnh hưởng trở lại mạch dao động.
Tùy theo công suất của đèn Đ mà ảnh hưởng của nó, làm thay đổi tần số dao động nhiều hay ít.
Điều chỉnh nhịp “nháy” của đèn bằng cách thay đổi trị số ở các tụ điện C1, C2. Nếu trị số của tụ tăng lên thì nhịp “nháy” của đèn sẽ giảm (chậm đi). Nếu trị số của tụ C1 giảm đi, thì nhịp nháy của đèn Đ (nhanh lên) tăng hơn.
Cũng có thể dùng điện lưới lưới V hay 220 V, ta phải có bộ nắn dòng để ra 12 V, hoặc dùng biến thế có đấu điốt nắn điện và tụ lọc để có 12 V một chiều.
Ta có thể thay các tranzito xuôi P-N-P ở hình vẽ bằng tranzito ngược N-P-N :
T1 = T2 = 2N930,T3 = 2N2219, T4= 2N657A.
Trường hợp dùng tranzito ngược thì các đầu tụ hóa lọc điện cần đối ngược lại và nguồn nuôi cùng phải đôi âm thành dương cho phù hợp.
Trị số các linh kiện trong mạch điện đèn chớp :
R1 = R4 = 2 kΩ, R2 = R3 = 100 kΩ. Rõ = 120 Ω - 1 w.
C1 = 25 µF/25 V, C2 = 100 µF/25 V