• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN P2

8.Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Digital
8.1. Giới thiệu về đồng hồ số DIGITAL

Đồng hồ đo điện vạn năng chỉ thị kim có cấu tạo như thế...
Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.

image(348).png

Hướng dẫn sử dụng :
8.2. - Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều )

image(349).png

* Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm ” VΩ mA” que đen vào lỗ cắm “COM”
* Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.
* Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.
* Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ.
* Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)
8.3. - Đo dòng điện DC (AC)
* Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.
* Xoay chuyển mạch về vị trí “A”
* Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC
* Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo
* Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.
8.4. - Đo điện trở
* Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp .
* Xoay chuyển mạch về vị trí đo ” Ω “, nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.
* Đặt que đo vào hai đầu điện trở.
* Đọc giá trị trên màn hình.

* Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu
8.5. - Đo tần số
* Xoay chuyển mạch về vị trí “FREQ” hoặc ” Hz”
* Để thang đo như khi đo điện áp .
* Đặt que đo vào các điểm cần đo
* Đọc trị số trên màn hình.
8.6. - Đo Logic
* Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện - Ký hiệu “1″ hay không có điện “0″, cách đo như sau:
* Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”
* Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass
* Màn hình chỉ “▲” là báo mức logic ở mức cao, chỉ “▼” là báo logic ở mức thấp
8.7. - Đo các chức năng khác
* Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như Đo đi ốt, Đo tụ điện, Đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn

9. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. 
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
9.1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.

image(350).png

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

* Chú ý - chú ý :
Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

image(351).png

image(352).png

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .

image(353).png

9. Dụng cụ :
+ Đồng hồ đo: điện áp, dòng điện.
+ Nguồn điện 5V, 12V.

Nguồn tổ ong 12V 10A Power Supply - Nshop

+ Board thí nghiệm.

Test Board - Nshop
 

+ Mỏ hàn, thiếc , phíp đồng , khoan mạch in, kìm cắt, dây điện.

image(362).png
 

+ Linh kiện.
10.Thực hành :
Bài thực hành số1
I- Các công cụ sử dụng cho việc thực hành lắp mạch.
- Panel
- Đồng hồ đo vặn năng
- Các linh kiện.
- Các dây nối
- …..
II- Hướng dẫn sử dụng panel để lắp mạch test.

Trong công việc học tập cũng như trong các thiết kế thì việc tạo ra một mạch điện thì ta cần phải cho mạch đó chạy test thông thường người ta sử dụng các tấm panel. Chúng ta muốn có một tấm panel để test mạch lớn thì ta có thể ghép nhiều panel lại với nhau.
Bên dưới là hình vẽ một panel dùng để cắm các linh kiện và chạy test mạch.

image(354).png

Trong panel thì có 4 hàng ngang độc lập về điện với nhau và trong mỗi hàng ngang thì lại chia thành 2 nửa cũng độc lập về điện với nhau. Panel còn có rất nhiều các cột và chúng cũng độc lập về điện với nhau. Mỗi một cột bao gồm nhiều ô nhỏ theo hàng dọc có liên hệ về điện với nhau. Và mỗi hàng ngang gồm nhiều ô nhỏ có liên hệ về điện với nhau và mỗi Panel thì các hàng và các cột được bố trí đối xứng nhau như hình vẽ.

Ví dụ 1: Lắp mạch điều khiển bật tắt một LED sử dụng transistor.

image(355).png

Mục đích thí nghiệm:
Thông qua việc thực hành lắp mạch trên, thông qua việc quan sát hiện tượng ta thấy được chế độ hoạt động ON/ OFF ( khóa ) của transistor, hiểu được việc sử dụng tran thuận npn hay tran ngược pnp, thu được thực tế lắp mạch quan sát kết quả so với mụch đích của thiết kế. Từ mạch trên ta có thể phát triển thành nhiều mạch có ứng dụng cụ thể hơn.

Ví dụ 2: Lắp mạch điều khiển bật tắt một LED sử dụng Bộ cách ly quang và Rơle.

image(356).png

Mục đích thí nghiệm:
Thông qua việc thực hành lắp mạch trên ta đã phối kết hợp bộ cách lý, tran npn, và Rơle.

Trong giới hạn của bài thực hành chỉ điều khiển bật tắt một LED và trong thực tế mạch này có thể phát triển thành các mạch điều khiển đèn hay các thiết bị dân dụng, vv.. sử dụng dòng một chiều hay cả dòng xoay chiều.

Mô tả hoạt động của mạch:
Rơle ta sử dụng là một rơle đk bằng nguồn áp +12v
Và có sử dụng bộ cách ly quang, lý do sử dụng bộ cách lý trong hầu hết các ứng dụng điều khiển là hệ thống đk sẽ rất an toàn, tránh được ảnh hưởng của nhiễu, và các htượng quá áp, quá dòng.
Khi ta cấp nguồn Vđk vào chân của bộ cách ly thì làm thông phototransistor và cấp nguồn đóng tran thuận C828 và khi C828 thông thì cấp áp 12v cho rơle làm rơle đóng và cấp nguồn cho led, led sáng Lắp mạch theo sơ đồ sau:

image(357).png

+ Tính toán:
* Khi tran thông.
Dòng điện đi qua trở 100K : IB= (5 - 0.6) / 10 000 = 0.00034 A
= 34 mA.
Dòng điện đi qua led = qua trở 200 : IC= (3.6 - 0.2) / 200 = 0.017 A = 17 mA.
* Khi tran không thông:

image(358).png

+ Lắp mạch:
Cấu tạo board trắng:

 

+ Lắp mạch:
Cấu tạo board trắng:

image(359).png

Các phần tô vàng (trong tài liệu in đen trắng thì là phần màu xám) thông với nhau, tương đương dây nối trong mạch điện.

Bước 1:

Nối dây điện để các phần trên 4 đường dọc thông nhau:

image(360).png

Bước 2:
Lắp mạch như sau:

image(361).png