• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

MÁY TẠO ÂM THANH NHÂN TẠO

Âm thanh là các chấn động cơ học, khi đối qua dạng tín hiệu điện và cho hiện trên máy hiện sóng (Oscilloscope) người ta sẽ nhìn thấy được dạng của âm thanh. Các nhà thiết kế điện tử có thể tìm ra kiểu mạch điện để tạo lại được dạng tín hiệu tương tự, nếu đưa tín hiệu vào loa thì nó sẽ phát ra âm thanh nhân tạo.

Đó là nguyên tắc để tạo tiếng chim kêu, mèo kêu, chuột kêu, cá voi kêu ...
Dưới đây là mạch điện phát ra âm thanh xe cứu hỏa quen thuộc.
Nguyên lý làm việc của mạch :
-    Q1 Q2 dao động đa hài, tần số thấp, dùng để tắt mở Q6. Các điện trở 56 kΩ X 2 và tụ 10  µF X 2 ảnh hưởng đến tần số dao động. Điện trở 1 kΩ, 1 kΩ 2 lấy tín hiệu ra ở cực C. Điện trở 1 kΩ và tụ 47  µF mạch làm chậm tạo đuôi của âm kéo dài. Các tranzito dùng loại mũ đồng không số.
-    Q6 tắt mở điện cho mạch Q3, Q4.
-    Q3, Q4 dao động đa hài, tần số cao, dùng để tạo ra tiếng hú. Các điện trở 33 kΩ X 2 và 0,01 X 2 ảnh hưởng đến tần số dao động.
Ra - C3 - mạch làm chậm
- Q5 tranzito khuếch đại công suất, điện trở 330 hạn dòng ib. T biến áp xuất âm. Q6 như một rơle điện tử.
Khi S kín, mạch được cấp điện, Q3, Q4 dao động loa phát ra tiếng hú, khi Q2 bào hòa, Q6 làm tắt mạch hú do Q3, Q4 mất điện, tiếng hú giảm và tắt do tác dụng của tụ 47  µF (muốn kéo dài đuôi âm thay tụ 47 µF bằng tụ 100  µF). Khi Q2 trở lại tắt thì Q6 thông, mạch hú liền có điện và loa lại hú. Do trong mạch có hai loại dao động nên mạch hú có nhịp và gây kích động mạch đến người nghe.
Tóm lại, âm thanh nhân tạo thường là một chuỗi âm có nhịp. Do đó, mạch tái tạo âm nhân tạo phải gồm nhiều mạch dao động và liên kết với nhau một cách hữu cơ, âm thanh tạo được nghe sẽ rất lạ tai.