• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Cơ khí

Nguồn cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực

image(55).pngNguồn cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực là bơm thủy lực và cho hệ thống khí nén là máy nén khí. Bơm thủy lực và máy nén khí được kéo bởi động cơ điện. Hệ thống thủy lực (hình 2.38) yêu cầu một nguồn dầu cao áp. Thường nguồn dầu này được cấp bởi bơm kéo nhờ động cơ điện. Công suất (Q) của bơm thủy lực được xác định bởi độ dịch chuyển bơm (D) và tốc độ hoạt động(n), (Q=Dn). Bơm đưa dầu từ thùng chứa qua van một chiều đến bình tích, từ đó qua các hệ thống van đến các hệ kích truyền động -thủy lực (xilanh-piston/hydrô moto) hoặc quay về thùng chứa.

Phần nguồn cấp bao gồm cả một van an toàn (xả áp khi áp cao hơn giá trị thiết lập).

Hình 2.39 thể hiện một ví dụ về nguồn cấp cho hệ thống khí nén. Động cơ kéo máy nén khí. Khí được dẫn vào hệ thống, qua bộ lọc và qua bộ giảm âm để giảm mức ồn. Van nhá áp bảo vệ hệ thống nếu áp vượt quá mức an toàn. Vì bộ nén khí làm tăng nhiệt độ của khí nên cần có bộ phận làm mát . Bộ tách ẩm sẽ tách hơi nước khỏi khí. Một xilanh trữ có vai trò tương tự như bình tích thủy lực có tác dụng bù áp khi có nhiễu.

Van thủy lực | Các loại van thủy lực | Thuykhicongnghiep.vn

Vị trí cố định (còn được gọi là van tiết lưu), vị trí ban đầu có thể là mở hoặc đóng (còn gọi là van đóng/mở). Các đường nối thông đến van gọi là cổng. Tên của các van vị trí cố định được gọi theo số cổng và vị trí , đó có thể là các van:

+ Van 2 cổng, 2 vị trí (2/2):P, A.image(56).png

+ Van 3 cổng, 2 vị trí (3/2):P,A,T.

+ Van 4 cổng. 3 vị trí (4/3)P,A,B.T.

Trong đó: p là cổng áp, T là cổng hồi, A và B là cổng hướng tải.

Hình 2.40 thể hiện một số van 4/2 (4 cổng 2 vị trí) và 4/3 (4 cổng 3 vị trí).

Ở hình 2.40a) van chỉ có hai vị trí: piston tiến và lùi. Khi tiến, cổng p được thông với B và A thông với cổng T, khi piston lùi p nổi với A, B với T .

Hình 2.40 b) thể hiện van 3 vị trí, ngoài hai vị trí trên, van còn vị trí đóng, khi đó các cổng A và B đóng và P nối với T.

Van chỉnh lưu lượng (flow valves)

Van chỉnh lưu lượng thường là các van tiết lưu, hoạt động trên cơ sở điều chỉnh tiết diện đòng di qua. Thường chênh lệch áp tạo ra khi dòng đi qua van tiết lưu được kiểm soát bởi bộ bù áp (bình tích áp).

Van 0N/0FF

Đây là loại van cho đòng chảy chỉ về một hướng. Vì chúng ngăn không cho dòng chảy theo chiều ngược lại nên loại van này còn được gọi là van một chiều (nonreturn valses) hoặc là van kiểm (check valvess). Van on/off thường được đặt ở trong mạch thủy lực, giữa bơm và actuator, sao cho khi ngắt nguồn dầu/chất lỏng không quay về thùng mà vẫn nằm trong đường ống.

Van tỉ lệ (propotional vaịves) và van servo (servo valves)image(57).png

Van servo và van tỉ lệ là van thường được sử dụng để điều khiển liên tục chuyển vị, tốc độ và lực của thành phần kích truyền động thủy lực, loại thực hiện theo yêu cầu định vị chính xác, hoặc cần sự chính xác trong các điều kiện hoạt động, hoặc hoạt động trong biên độ dài thông tần số. Chúng có cấu hình đều khiển vòng đóng hoặc vòng mở.

Van servo và van tỉ lệ là loại mà đầu ra của nó được điều khiển như là hàm của đẩu vào, tín hiệu điện. Thiết bị này chuyển đổi tín hiệu diện thành hoạt động của ống hoặc poppet (dạng bi, đĩa, côn...) điện từ của van. Đặc tính của các loại van này được phân theo các tính chất: tín hiệu đầu vào (input signals), độ chính xác (precision), hiện tượng trễ (hysteresis), mức tuyến tính giữa đầu vào và đầu ra, dải chết (dead band), băng thông (bandwidth).

image(58).png

Van tỉ lệ có thể chia ra là tỉ lệ cho dòng hoặc tỉ lệ cho áp, Nhờ có sêlênoit phản ứng tỉ lệ với sự thay đổi của tín hiệu đến nên van cấp dầu ra thủy lực (áp, dòng, hướng, gia tốc, giảm tốc..) tương ứng “mịn”.

Kí hiệu van

Kí hiệu quy định cho van điều chỉnh áp thể hiện trong hình 2,42a, trong đó các hình vuông là các vị trí chuyển mạch. Hình 2.42b thể hiện một số kí hiệu khác dùng cho động cơ, bơm, V...V. Trong hình 2.43 còn thể hiện một số phương pháp điều khiển vận hành van. Như vậy nếu van có 2 vị trí thì kí hiệu van sẽ có 2 khối vuông. Ví dụ, điều khiển vận hành van với núm đẩy (hình 2.44a: van 4/2)), khi núm đẩy được nhấn, piston tiến. Sự chuyển động của núm đẩy tạo trạng thái như hiển thị bởi các kí hiệu được Sử dụng trong hình vuông bên trái, tức dòng chất lưu tiến theo cổng P-B, hồi theo đường A- T. Khi nhả núm , lò xo đẩy van trở về vị trí ban đầu và piston lùi. Tương tự, với điều khiển sôlênôit (hình 2.44b), khi có dòng điện qua sôlênôit, piston tiến, khi hủy đòng, lò xo kéo van về vị trí ban đầu và piston thực hiện lùi. Chuyển động của lò xo tạo nên trạng thái của van như thể hiện trong hình vuông bên phải.

image(59).png

Cơ điện tử, các thành phần cơ bản,TS.Trương Hữu Trí, TS.Võ Thị Ry