• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Cơ khí

Truyền động bánh răng

Cơ chế truyền động bánh răng là gì? Các cơ chế nguyên lý hoạt động | UNIDUC

Bánh ráng là cơ cấu được sử dụng rất phổ biến để truyền chuyển động quay tròn. Chúng được sử dụng khi cần thay đổi tốc độ hoặc mômen quay của thiết bị. Ví dụ, hộp số của xe oto cho phép bán dẫn có tốc độ và momen quay theo yêu cầu của địa hình với năng lượng của động cơ được trang bị.

Chuyển động quay có thể được truyền từ một trục sang trục khác qua cặp bánh trụ quay nhờ ma sát tiếp xúc. Tuy nhiên truyển dộng kiêu này có nhiều khả năng sinh trượt trên bé mặt tiếp xúc. Hiệu suất truyền sẽ được nâng cao nếu bổ sung ăn khớp răng của hai mặt trụ và đó là cơ câu ân khớp bánh răng (hình 2.33).

image(43).png

Các bánh ràng được sử dụng để truyền chuyển động quay giữa trục song song (hình 2.33a) khi sử dụng bánh rãng trụ răng thẳng hoặc răng nghiêng; giữa các trục nghiêng bói bánh răng côn (hình 2.33b.c); giữa các trục vuông góc - bởi ân khớp bánh vít-trục vít (hình 2.33 d). cặp bánh răng nghiêng hoặc xoắn (hình 2.33 e). Khi hai bánh ràng ấn khớp, truyền động được thực hiện từ bánh chủ động (bánh dẫn) sang bánh bị động (bánh bị dẫn). Một dạng khác của truyền động ãn khớp bánh răng, biên chuyển động tròn thành chuyển động thẳng ỉà ăn khớp bánh răng- thanh răng (hình 2.33 f).

Sự truyền động và hiệu suất truyền động phụ thuộc vào kích thước, hình dáng hình học của thân ràng , hướng cắt răng và cách ăn khớp răng.

Theo hướng cắt răng, bánh răng trụ và ràng nghiêng có thể gọi bánh răng trụ bánh răng nghiêng răng thẳng khi thân răng được cắt theo hướng thẳng trục, 
răng xiên khi thân ràng được cắt xiên một góc so với trục và bánh răng xoắn khi thân răng được cắt theo đường xoắn ốc (góc xiên răng biến thiên).

Sự ăn khớp còn bị ảnh hưởng bởi kích thước- hình dạng hình học và số lượng răng của cặp bánh ăn khớp, về biên dạng, thân răng có dạng chuẩn là thân khai (có thể có những biên dạng hình học đặc biệt khác). Kích thước hình học của răng phụ thuộc vào giá trị môđun m, đại lượng quyết định chiều cao, đỉnh và chân răng. Sau đây là một số công thức được sử dụng trong thiết kế truyền động ràng:

m=d/z

với :

d là đường kính chia, z là số răng, m là đại lượng được chuẩn hóa, theo ISO, thường lấy theo dãy số m=1; 1,23 ; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10... (mm).

Chiều cao đỉnh rãng : ha= m

Chiều cao chân răng: hị =1,1 -1,3 m

Chiều cao răng: h=ha+hf

Tỉ số truyền: i = ω12=Z1/Z2

Trong đó: Zi là số rãng của bánh răng chủ động (1). Z2 là số răng của bánh răng bị động, ω1 là tốc độ góc của bánh răng 1 và ω2 là tốc độ góc của bánh răng 2. Bảng 2.4 thể hiện một số kiểu ăn khớp bánh rãng và các đại lượng đặc trưng.

image(44).png

Truyền động bánh ráng hay được sử dụng đặc biệt trong các hộp tốc độ.

với:

+ Tỷ số truyền của hộp giảm tốc thì i < 1 .

+ Tỷ số truyền của hộp tăng tốc thì i > 1 .

Cơ điện tử, các thành phần cơ bản,TS.Trương Hữu Trí, TS.Võ Thị Ry