• Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0938.788.458
Tất cả danh mục
Điện tử

TỰ LẮP MẠCH CHỐNG TRỘM

Bạn lắp lấy một máy mạch canh gác giữ nhà, giữ kho tàng, chống kẻ gian mang đi những thứ đồ đạc vật dụng trong nhà hiện có như : xe máy, tivi, ...
Đường dây của máy có thể giăng đi xa, làm thành hàng rào điện tử trong khu vực cần canh giữ.


+ Máy báo động điện tử (Burglary Alarms Electronic System) này dễ lắp, rẻ tiền, bao gồm : mạch dao động phát ra tiếng lúc báo động. Đó là biến thế Tr1. Loại này ta có thể lấy ở biến áp xuất âm của các máy thu thanh bán dần. Tranzito T1 (D468) Lập thành mạch dao động nghẹt. Tụ hóa C3 (2  µF) làm nhiệm vụ hồi tiếp dao động. Điện trở R1 (1,5 kΩ) dùng định thiên cho tranzito Tl. SCR p 047 làm khóa điện tử đóng mở nguồn cho mạch báo động.
+ Mạch Normal Open - NO như hình vẽ của sơ đồ thường luôn hở mạch. Khi bị chập lại, điện trở R3 (690Ω) liền cấp điện dương cực cổng G của SCR làm nó dẫn, cấp nguồn cho mạch dao động phát ra tiếng kêu báo động. Tụ điện C1 : 2000 µF giữ cho SCR vẫn liên tục dẫn trong khoảng thời gian còi hú báo động. Nếu C1 không nạp điện dự trữ thì SCR sẽ bị tắt trong lúc tranzito T1 ngắt mạch dao động xung. Việc này kẻ gian cũng có thể biết và nhanh chóng làm hở mạch NO hoặc làm chập lại chỗ Normal Closed - NC- (bình thường đóng mạch, khi báo động hở mạch), thì máy lập tức tắt khi ta chưa kịp phát hiện kẻ  gian. Ta cũng có thể thay thế tụ C1 bằng một điện trở 33 Ω, mắc từ điểm X đến nguồn nuôi + 6 V thì sẽ loại bỏ được hiện tượng SCR tự tắt như đã nói ở trên.
Mạch NO có thể dùng sợi dây đồng dẫn đi xa, đặt dưới tâm thám ngay cửa bước vào nhà, với một công tắc hở làm bằng mẫu đồng thau, hay là hai miếng giấy nhôm của bao thuốc lá, giữa hai miếng nhôm có lót một mẫu bông gọn bé đủ cách ly nhau, ở hai đầu của miếng đồng thau, hay hai miếng giấy nhôm đó nối hai đầu dây dẫn NO, đặt kín đáo dưới tấm thảm ở cửa ra vào, nơi buộc bất cứ ai bước vào nhà đều chạm phải.
Khi có kẻ gian xâm nhập. (Intruder Alarms) làm cho tiếp điểm của NO dưới thám bị chập mạch. SCR sẽ thông, làm loa hú vang và sự ngừng rú này chỉ có chủ nhà ấn nút reset (Sla) mới thôi báo động.
Bởi lẽ là khi cửa cổng G của SCR nhận điện áp kích khởi dương, so với K (do chập NO) thì SCR dẫn điện. Khi SCR đã được dẫn, dù có mất điện dương, ở cống G (tức mạch NO hở) cũng không làm tắt SCR. Muốn tắt chỉ có cách mở nguồn cấp cho cực anốt (A), catốt (K).

+ Đường Normal Closed - NC là đường kín mạch mà các điểm A, B, c, D, E, G có thể buộc dây từ xe máy, tivi ... buộc vào cửa sắt, cửa sổ bố trí canh giữ. Thuận tiện hơn, ở các cửa ra vào nên đặt các công tắc, khi đóng cửa, tiếp điểm được nối mạch, và khi mở cửa tiếp điểm hở mạch. Còn các vật dụng thường hay di chuyển thì buộc ngay đầu kẹp cá sấu hàn vào dây dẫn NC, luồn nối các thứ vật dụng cần giữ để lấy ra dễ dàng.
+ Bố trí mạch hoàn hảo để có tác dụng tốt
Tranzito T4 (C458) và tụ C5 : 600  µF phóng nạp làm mạch trễ hữu dụng. Mạch giúp người nhà cần mở cửa ra ngoài trong một thời gian biết trước, hoặc cần mở kẹp lấy xe máy, lấy tivi, ấn nút S1b, và S1a cùng lúc. Tụ C5 phóng điện vào cực góc T4 làm nó dần bão hòa. Lúc này có thể mở cửa được (hở NC) vì T4 dẫn bão hòa, nên cực gốc T3 (C458) có điện áp chi 0 V nên tắt, tranzito T2 (C458) tắt theo, SCR không có điện áp kích nên không dẫn. Thời gian lâu hay chóng để ra khỏi bẫy hay lấy xe máy, tivi là do thời hằng t = C5 (R6 + RBE). Tụ C5 (600  µF) trễ khoảng 2,5 phút. Nếu muốn tăng trễ thì tăng thêm trị số của C5.
Đế máy có tác dụng tốt, cần biết cách bố trí các tiếp điểm NO và NC thật khéo và khi sử dụng song song hệ thống NO và NC, nên dùng dây cùng màu, cùng cỡ để kẻ gian không thể nào phân biệt được. Nếu hệ thống máy bố trí hoàn hảo thì cho dù kẻ gian biết nghề điện tử cũng không thể nào làm vô hiệu hóa được máy.

Muốn máy kêu to tiếng hơn, ta bỏ T1,  và loa 8 Ω/2 w, nối vào điểm đến nguồn dương 6 V một còi Honda 6 V, nối điện trở 33 Ω/ 2\V song song với còi điện và tụ C1 vẫn dùng như sơ đồ.
Để kẻ gian không thể vô hiệu hóa được máy báo động thì không nên chỉ dùng điện lưới đơn thuần. Trong trường hợp dùng còi Honda nguồn nuôi 6 V/4 Ah (dùng ắc qui Honda) có bộ nạp acquy, không dùng điện lưới, kẻ gian có cắt điện lưới đã có acquy nguồn. Hoặc có thể dùng 4 pin đại. Nếu máy làm việc liên tục thì 3 tháng mới nạp lại pin.
SCR : Silicon Controlled Rectifier : nắn điện (hoặc chỉnh lưu) bằng bán dẫn silic điều khiển được (có cực điều khiển) là loại chỉnh lưu bán dẫn gồm 3 cực : Anode (A), Cathode (C) hoặc (K) và cực điều khiển Gate (G) cổng.
Sóng siêu âm (Ultrason), sóng siêu cao (Microwave), tia hồng ngoại (Infrared), thường được dùng trong máy báo động hiện đại.